Đào tạo

ĐỀ MINH HỌA THPT QUỐC GIA 2020 MÔN TIẾNG ANH: ÔN KĨ CHỦ ĐIỂM NGỮ PHÁP

ĐỀ MINH HỌA THPT QUỐC GIA 2020 MÔN TIẾNG ANH: ÔN KĨ CHỦ ĐIỂM NGỮ PHÁP

07/04/2020 12:23

 07/04/2020

Đề minh họa môn tiếng Anh 2020 vẫn có 50 câu hỏi. Đề được đánh giá là “nhẹ nhàng” hơn so với đề thi THPT Quốc gia chính thức 2019.

de-minh-hoa-mon-tieng-anh

Giữ nguyên một số chủ điểm ngữ pháp

Theo nhận định, các dạng bài và một số chủ điểm ngữ pháp vẫn được giữ nguyên. Ví dụ câu điều kiện, thì của động từ, câu tường thuật, động từ khuyết thiếu đảo ngữ, đại từ quan hệ, so sánh, mệnh đề rút gọn, trạng từ liên kết (câu), phân biệt cách sử dụng của liên từ và giới từ có cùng nghĩa. Câu hỏi đuôi, cấu trúc song hành, sự hòa hợp của chủ-vị thay thế cho các dạng câu ước và câu bị động.

Ngoài ra, đề minh họa môn tiếng Anh 2020 cũng giảm bớt 1 câu về từ loại. Cụ thể, đề chính thức năm 2019 có hai câu trong phần hoàn thành câu và trong bài đọc điền từ, thì năm 2020 chỉ còn một câu trong phần hoàn thành câu.

Câu hỏi cụm động từ được chuyển lên dạng bài hoàn thành câu mà không nằm trong dạng bài đồng nghĩa/ trái nghĩa nữa. Tuy nhiên, độ khó lại giảm hẳn khi các cụm từ đều khá thông dụng không mang tính chất đánh đố như mọi năm. Vì vậy thí sinh chỉ cần ôn tập trong chương trình sách giáo khoa là đã nắm chắc được kha khá số điểm.

Câu hỏi về ý chính năm nay lại khá đánh đố không dễ như các năm trước nên câu này cũng được coi là một trong những câu hỏi phân loại cao. Nên muốn được điểm cao vượt trội các thí sinh phải rất chú ý ôn phần này.

Ngoài ra, phần lớn các câu ngữ pháp trong đề minh họa năm nay đều là kiến thức căn bản, dễ hơn so với đề thi chính thức năm ngoái. Có duy nhất một câu hơi đánh đố một chút là câu 12.

Dạng bài giao tiếp khá cũng “nhẹ nhàng” với từ vựng và tình huống quen thuộc,

Có khoảng 12 câu phân loại cao ở các phần như: Ngữ pháp liên quan đến rút gọn mệnh đề; cụm từ cố định; Câu hỏi từ vựng/kết hợp từ;

Làm gì để đạt được số điểm mong muốn trong bài thi chính thức?

  • Với dạng câu hỏi ngữ âm: ôn thật kỹ cách đọc đuôi -s/-es; cách phát âm của các nguyên âm đơn và nguyên âm đôi và tập đọc những từ quen thuộc trong sách giáo khoa.
  • Với dạng câu hỏi trọng âm: học nguyên tắc trọng âm từ, đặc biệt là từ có 2 âm tiết và từ có 3 âm tiết. Gặp từ nào tra phát âm của từ đó, đọc thật to đến khi nào nhớ thì thôi.
  • Với dạng câu hỏi ngữ pháp: ôn tập các chủ điểm ngữ phápđược đề cập đến ở phần đầu của bài này.
  • Với dạng câu hỏi từ vựng: chú trọng những dạng sự kết hợp từ ở mức độ căn bản,
  • Cụm động từ: học trong sách giáo khoa (cả chương trình thí điểm và chương trình mới) rồi mở rộng thêm ra bên ngoài;
  • Ôn kỹ các từ vựng trong chương trình sách giáo khoa 11-12 (cả chương trình thí điểm và chương trình cũ) để làm nền tảng từ vựng căn bản;

  • Ôn kỹ dạng động từ kết hợp với to-V và V-ing;
  • Ôn kỹ sự kết hợp của giới từ với danh từ, tính từ, động từ;
  • Ôn kỹ cấu tạo từ (danh từ, tính từ, động từ, trạng từ) và vị trí/chức năng của các từ loại ở trong câu.
  • Ngoài ra, học sinh nên rèn luyện khả năng suy đoán nghĩa của từ dựa vào ngữ cảnh, và linh hoạt trong quá trình làm bài để làm tốt các câu hỏi từ vựng trong dạng bài đồng nghĩa/trái nghĩa và câu hỏi từ vựng trong bài đọc hiểu.

Ngoài ra, để làm được những câu hỏi từ vựng ở mức độ nâng cao, học sinh phải chịu khó tìm hiểu trong những cuốn sách viết cho trình độ cao.

Còn dạng bài đọc hiểu, phải rèn luyện kỹ năng đọc hiểu căn bản như skimming (đọc tìm ý chính), scanning (đọc lướt tìm thông tin chi tiết), cũng cần học cách xử lý với từng dạng câu hỏi khác nhau trong bài đọc hiểu.

Học sinh có học lực khá có thể tìm các bài đọc hiểu trong các sách TOEFL (từ cấp độ Pre-inter trở lên) để học.

Nguồn: Tổng hợp