Đào tạo
TÔI HỌC LẬP TRÌNH ĐỂ LÀM GÌ?
TÔI HỌC LẬP TRÌNH ĐỂ LÀM GÌ?
“Từ cấp một mình được tiếp xúc với máy tính (11 tuổi), dần dần các lỗi thường gặp trong quá trình sử dụng mình đều tự động google và fix (không fix được toàn phải cài lại win, từ lúc biết cài và ghost win thì cứ 1 tuần mình lại cài lại 1 - 2 lần, cực kì ghét cảm giác đợi win nó chạy nhưng mà vẫn cứ thích cài.
Dần dần đến bây giờ (18 tuổi) mình chỉ biết là mình thích IT nên quyết định học lập trình, nhưng hiện tại thì lập trình có nhiều mảng quá và nhiều ngôn ngữ nên mình vẫn chưa trả lời được câu hỏi:
- Mình học lập trình để làm gì
- Thật sự mình vẫn không biết mình học lập trình để làm gì?”
Đây là câu hỏi của khá nhiều bạn trẻ. Học LẬP TRÌNH để có một nghề nghiệp, sự nghiệp ổn định hay học vì đam mê và sở thích?
Bất kỳ ngành nghề nào cũng vậy, dù bạn thích hay đam mê thì mục đích cuối cùng vẫn là tìm kiếm một công việc với mức thu nhập ổn định, đáng mơ ước.
Đó cũng là định luật muôn thuở và luôn đúng với bất kỳ người nào đang tìm kiếm các trung tâm hay học viện để học một cái gì đó? Vậy sau khi học lập trình, chúng ta có thể làm những nghề nào? Bởi thế, trả lời cho câu hỏi “Tôi học cái này để làm gì?” luôn cần thiết ngay từ những bước chân đầu tiên.
1. Học lập trình để làm một Software Engineer
Software Engineer là công việc khá phổ biến về lập trình. Một Software Engineẻ cần phải học ngôn ngữ JavaScript, Ruby, HTML, và CSS. Ranh giới giữa Software Engineer và Software
Developer khá mờ nhạt. Vì vai trò của họ gần như tương đương nhau. Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn trên Reddit để có cái nhìn sâu hơn.
Trong hầu hết mọi trường hợp, Software Engineer cần phải biết lập trình và hiểu sản phẩm cuối được thiết kế và quản trị như thế nào. Thông qua những kiến thức đã học, kỹ sư phần mềm sẽ tìm ra hướng giải quyết hay phát triển phần mềm của mình.
Để trở thành một Software Engineer bạn phải là một Coder đa năng và truyền thống.
2. Học lập trình để làm một Data Scientist
Đây là một nghề nghiệp đang hấp dẫn trong giới lập trình. Theo điều tra của Glassdoor hay LinkedIn và một số người khác được khảo sát. Sở dĩ những người này khó kiếm vì yêu cầu kỹ năng đa dạng. Một người làm công việc này phải vừa là software engineer, vừa lập trình, vừa phân tích thống kê và trình bày số liệu để kể những câu chuyện và khám phá những thông tin đầy sức mạnh từ một lượng lớn dữ liệu thu thập được.
Data Scientist phải sử dụng ngôn ngữ Python, SQL, R và Java để xây dựng thuật toán và xây những model được sử dụng để phát hiện vấn đề mới và dự đoán hành vi người tiêu dùng.
Và để trở thành một một Data Scientist bạn phải là một Coder từng trải hay chuyên môn cao.
3. Học lập trình để làm một Front-End Developer
Nếu bạn muốn tạo ra thứ gì đó để mọi người có thể xem trên mạng Internet. Bạn nên là một Front-End Developer. Những người này sẽ phải nắm chắc ngôn ngữ JavaScript, HTML và CSS để hoàn thiện bề nổi của website. Ngoài ra, công việc của Front-End Developer còn liên quan tới thiết kế website và Back-End Developer để có thể hoàn thiện mọi thứ từ giao diện ấn tượng cho tới các chức năng độc đáo.
Chính vì thế, để trở thành một Front-End Developer bạn cần phải là một Coder sáng tạo và thích hiện thực hóa các ý tưởng.
4. Học lập trình để làm một Back-End Developer
Back-End Developer vẫn thường bị đánh giá thấp. Họ sẽ phải xây dựng các nền tảng đặt nền móng cho các Front-End Developer thông qua các ngôn ngữ PHP, Java, Ruby, Python hay SQL. Ngoài r, Back-End Developer còn sử dụng các ngôn ngữ server-side để kéo thông tin từ cơ sở dữ liệu và chuyển lại cho người dùng thông qua định dạng của ngôn ngữ Front-End.
Vậy nên, để trở thành một Back-End Developer bạn cần phải là một Coder có kỹ năng tổ chức và đáng tin cậy.
5. Học lập trình để làm một Full-Stack Developer
Full-Stack Developer nổi lên cùng với phong trào khởi nghiệp trên toàn cầu. Các công ty khởi nghiệp cần cả Front-End lẫn Back-End Developer, nhưng không đủ nguồn lực dành cho hai team độc lập. Full-Stack Developer cũng không phải là bậc thầy về ngôn ngữ lập trình. Họ biết mọi thứ ở mức vừa đủ để tạo ra và vận hành một website, đồng thời có thể xử lý sự cố ở Back-End khi có phát sinh.
Bạn phải là một Coder trọn gói, hay còn gọi Coder “bao sô” thì mới phù hợp với vị trí Full-Stack Developer.
6. Học lập trình để làm một Mobile Developer
Đây được xem là những người được sinh ra dành cho các ứng dụng di động. Mobile Developer cần ngôn ngữ Swift để tạo ra ứng dụng cho hệ điều hành iOS , trong khi với Android, họ cần ngôn ngữ Java, C# hoặc C/C++. Với sự phố biến của các thiết bị di động, số lượng Mobile Developer đã tăng trưởng đáng kể trong thời gian vừa qua, tỉ lệ thuận với số lượng ứng dụng phục vụ cho cộng đồng cũng ngày một nhiều hơn.
7. Học code để làm một UI/UX Designer
Chức danh của những Coder này vẫn còn gây ra rất nhiều tranh cãi và có không ít chủ đề bàn luận nên có hay không sự tồn tại vị trí UI/UX Designer trong lĩnh vực IT. Vì thế chúng ta sẽ không đi sâu về phương diện này, thay vào đó là cách một UI/UX Designer có thể tận dụng code vào trong công việc hằng ngày.
UX Designer tập trung hơn vào trải nghiệm tổng thể của người dùng, họ sẽ thiết kế các phiên bản test và bản thử nghiệm trước khi chuyển chúng đến tay của Front-End Developer. UI/UX Designers cũng thường không phải lập trình, nhưng hiểu biết coding sẽ giúp công việc của họ hiệu quả hơn. Ví dụ họ cần hiểu một chút về HTML hay Swift để hạn chế những trở ngại về công việc của mình.
Trở thành một Coder quan tâm đến trải nghiệm của người dùng và không quan tâm đến chức danh của mình. Là cách để giúp bạn trở thành một UI/UX Designer.
8. Học code để làm một Product Manager
Product Manager có thể không phải là một Coder trong thời điểm hiện tại năm 2018. Nhưng họ có khả năng hiểu các đoạn mã và chức năng của nhiều ngôn ngữ khác nhau, để có thể hỗ trợ nhiều nhóm khi cần thiết. Product Manager làm sao có thể hiểu được những gì Software Engineer giải thích nếu không nắm các kiến thức căn bản về lập trình. Họ không cần phải là Coder, nhưng họ giúp xử lý các vấn đề hiệu quả hơn.
Kỹ năng bạn cần có cho vị trí này chính là trở thành một Coder thông thường nhưng có kỹ năng lãnh đạo và khả năng đọc mã code.
9. Học code để làm một Database Developer
Ngay tên của chức danh này đã nói lên tất cả công việc của họ. Họ tạo ra và quản lý dữ liệu trong môi trường IT. Database Developer có thể làm việc như Database Administrator, đảm bảo khả năng lưu trữ thông tin, đảm bảo sự an toàn và khả năng truy xuất những thông tin này. Những người này cũng có thể phải liên tục nâng cấp hệ thống, và chịu trách nhiệm cập nhật liên tục dữ liệu trong hệ thống này.
Vậy nên, yêu cầu cần có của một Database Developer chính là Coder sở hữu tất cả đáp án và tạo ra những kho dữ liệu khổng lồ
10. Học code để có vị trí trong DevOps
Cuối cùng là vị trí DevOps. DevOps là viết tắt của Developement and Operations, kết nối quá trình phát triển và vận hành một ứng dụng hay website theo một quy trình thống nhất. Theo truyền thống, phải mất rất nhiều thời gian để một sản phẩm chuyển đổi từ bộ phận phát triển qua bộ phận triển khai. Và bộ phận DepOps giúp cho quá trình này diễn ra nhanh hơn, giúp người dùng không bị gián đoạn thông tin và các doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh trong môi trường IT đang ngày một đông đúc hơn.
Để phù hợp với vị trí này, yêu cầu người Coder phải nhanh nhẹn, thích làm việc với các quy trình vận hành.
Bạn muốn làm bất cứ việc gì mình thích, ở nơi mà mình muốn
Có nhiều điều thú vị nhưng cũng tùy vào cách Coder lựa chọn công việc của mình. Không phải công ty nào cũng giống nhau và công việc coding ở công ty này tương tự công ty kia, chưa kể hàng ngàn các lĩnh vực khác nhau sẽ có cách lập trình khác nhau.
Tuy nhiên hãy thoải mái vì hiện tại có rất nhiều nghề nghiệp dành cho Coders. Bước tiếp theo của tiến trình chính là các định sở thích của mình và ngôn ngữ lập trình phù hợp nhất.
Chúc các bạn thêm yêu và say mê với nghề lập trình viên.